Tham khảo các hình thức quảng cáo cho nhà hàng mới mở

Marketing ngành ẩm thực hay còn gọi là marketing R&b (Food and Beverage Service) là hoạt động quảng bá hình ảnh và thương hiệu, tăng doanh thu cho các nhà hàng, quán ăn hay dịch vụ kinh doanh ẩm thực nói chung. Hầu hết các ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn đều không thể thiếu bộ phận F&B để đáp ứng nhu cầu ăn uống khi khách hàng có nhu cầu.

Marketing ẩm thực hướng đến “chiếc bụng đói” của khách hàng. Nhu cầu ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của con người, ngay cả khi khủng hoảng kinh kế hay thậm chí dịch bệnh Covid 19 vừa qua, nhu cầu này cũng không hề sụt giảm mà chỉ chuyển sang hình thức khác là đặt đồ ăn Online. Bởi vậy, Marketing F&B cần không ngừng đổi mới, chuyển hướng để tiếp cận đúng và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.

Marketing F&B là hành động đi tìm cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, cả về mặt chất lượng món ăn đến cảm nhận từ dịch vụ. Để kinh doanh hiệu quả, hầu như mọi nhà hàng mới, dù quy mô lớn hay nhỏ đều xây dựng riêng cho mình chiến lược Marketing ngay từ đầu.

Marketing không trực tiếp mang lại doanh thu cho nhà hàng nhưng lại gián tiếp định vị trương hiệu của nhà hàng, tạo nên chỗ đứng cho nhà hàng trong thị trường. Tuy nhiên, Marketing cũng giống như một con dao 2 lưỡi, biết cách sử dụng sẽ mang lại hiệu quả to lớn, nhưng nếu như không biết cách, marketing sẽ khiến nhà hàng của bạn thất bại.

Một số thách thức trong Marketing F&B

Nhà hàng, quán ăn mọc lên như nấm. Trong thời buổi mà thực khách có quá nhiều sự lựa chọn, món ăn của bạn ngon, bổ, rẻ không thôi dường như vẫn chưa đủ. Bởi có hàng trăm, hàng ngàn dịch vụ ăn uống khác cũng đang chạy theo những giá trị đó. “Khác biệt hay là chết” – đúng như cuốn sách nổi tiếng của Marketing Guru Jack Trout, chiến lược Marketing dịch vụ ẩm thực ngành F&B cần khác biệt trước khi bị đào thải bởi các đối thủ.

Thông thường, trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing ẩm thực, các Marketing sẽ phải đối mặt với những thách thức sau:

1. Khó khăn trong việc tạo bản sắc riêng biệt

Đối với Marketing F&B ẩm thực, “càng nhiều lại càng ít”. Tại sao lại như vậy?

Bởi một nhà hàng khi tuyên bố có thể cung cấp tất cả các món ăn trên rừng dưới biển, đủ món Âu món Á, đủ cơm đủ phở… Tức là nhà hàng đó đang gặp sai lầm nghiêm trọng trong xây dựng thương hiệu. Dịch vụ ẩm thực thực không phải quán tạp hóa bán đồ ăn cho khách hàng mỗi khi họ thấy đói. Đừng nghĩ rằng cứ cho họ nhiều sự lựa chọn thì họ sẽ chọn bạn. Hãy tập trung vào một thế mạnh ẩm thực nhất định nào đó, chẳng hạn quán chuyên món Hàn, chuyên đặc sản vùng cao, quán ăn chuyên các món gà ta, chuyên lẩu…

2. Khó giữ chân khách hàng

Bạn không thể kháng lại một thực tế rằng, khách hàng củaMarketing ngành F&Bluôn có xu hướng “Chán cơm thèm phở”. Ngày hôm nay họ có thể đánh giá 5 sao cho nhà hàng của bạn, nhưng ngày mai, ngày kia họ lại muốn được trải nghiệm một quán ăn khác với những dịch vụ mới mẻ hơn.

Vì vậy, chiến lược Marketing ngành F&B nhà hàng không những phải tạo được sức hút với khách hàng mới, mà còn cần đủ sức giữ chân được khách hàng cũ, xây dựng tệp khách hàng trung thành lớn cho doanh nghiệp. Để làm đươc điều đó, bên cạnh chất lượng các món ăn, thái độ phục vụ thì các Marketer cần đẩy mạnh chính sách quà tặng, giảm giá, thẻ thành viên, thẻ ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết.

Chẳng hạn như bạn có thể xin thông tin cá nhân của khách hàng đến ăn tại quán để tích điểm, quan tâm đến ngày sinh nhật của họ, tặng bánh hoặc tặng siêu Voucher ưu đãi khi tổ chức sinh nhật tại quán. Một khi bạn nhớ những chi tiết nhỏ đó của khách hàng, khách hàng cũng sẽ tự động nhớ tới thương hiệu của bạn. Mình đã có một số cách làm tại đây: Cách xây dựng hệ thống Chatbot cho ngành nhà hàng đột phá doanh số

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho nhà hàng

3. Luôn phải chạy đua theo “gu” ẩm thực của khách hàng

Ngoài các chi phí cố định, giới kinh doanh ẩm thực luôn lo ngại về hành vi tiêu dùng của thị trường bởi người Việt có xu hướng đổi “gu” ẩm thực liên tục. Chắc hẳn bạn còn nhớ trào lưu mỳ cay 7 cấp độ nổi như cồn cách đây 4-5 năm về trước. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các quán mỳ cay đã lần lượt phải đóng cửa do sự xuất hiện của các xu thế mới và sự “hạ nhiệt” của món ăn từng gây sốt này.

Trong điều kiện thị trường như vậy càng đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được hướng đi mới, không chỉ “đánh trúng” thị hiếu của người tiêu dùng mà còn tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong ngành.

Mục đích của marketing nhà hàng

Mục đích đầu tiên của việc xây dựng chiến lược marketing mà chúng ta phải kể đến là tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng. Đây là mục đích cao nhất của mọi ngành nghề, đây cũng có thể nói đây là nguồn sống của mọi doanh nghiệp nói chung và ngành kinh doanh nhà hàng nói riêng

Hãy đưa ra các lợi ích dễ dàng để nhận được. Ví dụ như:

  • Đặt bàn qua Zalo/ Facebook tặng 1 đồ uống.
  • Chi tiêu hoá đơn lần đầu tiên: Tặng Voucher 100k cho lần kế tiếp.
  • Giảm giá 15% hoá đơn đối với thành viên thân thiết.
  • Giảm 8% khi dùng Set Menu: Hẹn hò, sum vầy và họp mặt.
  • Mua 10 bữa ăn, nhận 1 bữa ăn miễn phí.

Lưu ý: Điều bạn cần lưu ý khi thực hiện các chương trình này đó là giữ cho nó đơn giản, dễ nhớ nhất có thể.

Tổ chức lớp học nấu ăn marketing cho nhà hàng

Hợp tác với các ứng dụng gợi ý địa điểm ăn uống trực tuyến

Bây giờ là thời đại của công nghệ kỹ thuật số. Thực khách, đặc biệt là giới trẻ ngày càng có xu hướng sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm thông tin về nhà hàng, món ăn ngon.

Do đó, muốn nâng tầm ảnh hưởng đối với khách hàng tiềm năng và đột phá doanh thu, bạn chắc chắn không nên bỏ qua việc hợp tác với các app địa điểm ăn uống. Điều này sẽ giúp nhà hàng của bạn liên kết được với nhiều tín đồ ẩm thực hơn thông qua thói quen sử dụng app để tìm kiếm thông tin về ăn uống hàng ngày của khách hàng.

Tổ chức chương trình Count down

Đây là một ý tưởng marketing cho nhà hàng đánh vào tâm lý FOMO (Hội chứng sợ bỏ lỡ) của thực khách. Bạn có thể chạy bất kỳ loại chương trình khuyến mãi nào trong 1 khoảng thời gian ngắn xác định. Tuy chiến thuật marketing này chẳng còn xa lạ gì đối với những người kinh doanh ngành ẩm thực nhưng nó vẫn luôn phát huy tác dụng một cách thần kỳ.

Happy Time là một ví dụ kinh điển của các chương trình dạng Count Down. Bạn có thể tổ chức chương trình giảm giá 50% thức ăn cho khách hàng vào một khung giờ nhất định trong ngày hoặc trong tuần. Lưu ý, nên chọn những thời điểm vắng khách để khuyến mãi. Như vậy, bạn vừa có thể nâng cao doanh số bán vừa góp phần làm giảm áp lực cho nhà hàng trong giờ cao điểm.

Sử dụng quảng cáo theo vị trí

1/3 dân số trên thế giới coi điện thoại thông minh là “lẽ sống” và di chuyển không ngừng. Đa số mọi người đều muốn tìm kiếm một địa điểm ăn uống ở gần mình. Vì thế quảng cáo của bạn sẽ cực kỳ thu hút nếu dựa theo mục tiêu địa lý.

Hãy tưởng tượng! Một cô nàng nhân viên đang ngồi trong văn phòng và cảm thấy đói bụng nhưng không biết nên ăn ở đâu sau giờ làm. Tình cờ cô ấy nhận được 1 thông báo ưu đãi giảm giá 30% từ 1 nhà hàng ngay cạnh công ty. Đang “buồn ngủ lại gặp chiếu manh”. Đương nhiên trong trường hợp này, khả năng rất lớn là cô nhân viên sẽ chọn nhà hàng đó để ăn trưa.

Profile cho các món ăn

Đẩy mạnh UGC

Ý tưởng marketing cho nhà hàng UGC (User-generated content) có thể được hiểu là các dạng nội dung do người dùng tạo ra. Xu hướng này đã thịnh hành khá lâu trên thế giới nhưng chỉ bắt đầu phát triển tại Việt Nam vào giai đoạn 2011.

UGC được dùng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bán lẻ, du lịch cho đến thời trang, mỹ phẩm,… Nhưng ẩm thực, nhà hàng vẫn là ngành sử dụng các “sản phẩm” UGC phổ biến và hiệu quả nhất.

Việc khuyến khích khách hàng tạo ra nội dung không chỉ giúp thúc đẩy tương tác mà còn tạo sự gần gũi, thân mật giữa nhà hàng của bạn với cộng đồng. Hãy tổ chức một cuộc thi ảnh trên Facebook, đề nghị người dùng chia sẻ bữa ăn yêu thích tại nhà hàng của bạn và gắn kèm hashtag tên cuộc thi/thương hiệu. Giải thưởng có thể là một bữa ăn miễn phí, voucher giảm giá hoặc phần quà có giá trị khác.

Đẩy mạnh UGC

Zalo 0961256868

Để trang trí noel cho nhà hàng quán cafe khách sạn quán ăn

Inbox ngay để bộ phận CSKH tư vấn sâu về phụ kiện trang trí : https://www.facebook.com/bancaythongnoelgiagoc/

Hà Nội: 18 ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh (Cạnh Đại Học Luật)

0977668648 - 0328696396 - 0328684688 - 02463297676 - 02466805856 Khuyến khích khách hàng mua online tại fanpage : https://www.facebook.com/caythongnoelbanbuon