lễ hội đèn lồng Trung thu lớn nhất cả nước

lễ hội đèn lồng Trung thu lớn nhất cả nước

Cùng Phượt – Bắt đầu từ năm 2004, Tuyên Quang thường xuyên tổ chức sự kiện rước đèn lồng mỗi dịp Tết Trung thu cho trẻ em. Những chiếc đèn lồng Trung Thu hình trực thăng, đảo Trường Sa, trâu chọi hay những con công, phượng, hổ báo… nổi bật trong lễ diễu hành tại thành phố Tuyên Quang, trước mỗi đêm rằm tháng 8. Lễ hội có sự tham gia của người dân các phường tại Tp Tuyên Quang, từ các huyện của tỉnh Tuyên Quang cũng như thu hút sự tham gia của hàng nghìn du khách mỗi năm. Nếu có dịp đi du lịch Tuyên Quang trùng với thời điểm này, các bạn nhất định không nên bỏ lỡ cơ hội để hoà chung niềm vui cùng người dân và các cháu nhỏ ở Tuyên Quang.  

  • 20:16:22 02/10/2020
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TẾT TRUNG THU

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TẾT TRUNG THU

ết Trung thu là một trong những lễ hội cổ truyền của Việt Nam, được công nhận là “Tết thiếu nhi”, nên vào dịp này, trên đường phố người ta thường thấy rất nhiều đèn lồng, đèn ông sao, trống, mặt nạ, đầu sư tư… đều là những món đồ chơi cho trẻ em. Bên cạnh đó, Trung thu cũng là tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày tết trung thu, chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ.

  • 20:10:03 02/10/2020
cổ tích chị hằng

cổ tích chị hằng

Cổ tích chị Hằng Ngày xưa, nơi ven rừng kia, có một bác tiều phu chuyên đốn những cây tre, bó lại đem ra chợ bán kiếm tiền sinh sống. Một hôm, bác ngạc nhiên thấy một vòng sáng quanh gốc tre bác vừa đốn. Ghé mắt nhìn, bác thấy một em bé nhỏ xíu bằng ngón tay đang khóc. Mặt em sáng như mặt trăng. Bác tiều phu liền bế đem về nuôi, vì bác không có con cái. Bác đặt tên cho bé là Hằng Nga. Từ khi nuôi bé Hằng Nga, ngày nào vào rừng kiếm củi, bác cũng nhặt được những đồng tiền vàng văng vãi. Hằng Nga lớn lên xinh đẹp tuyệt trần. Người nàng sáng láng êm dịu, da trắng như tuyết, mắt đen láy và môi đỏ như trái chín mọng. Khi Hằng Nga lên 16, không ngày nào không có những chàng trai đem những lễ vật ngọc ngà châu báu đến xin cưới nàng. Nhưng nàng nhất mực từ chối. Đêm đêm, Hằng Nga xõa tóc nhìn lên trăng, nước mắt trào ra trên đôi má xinh đẹp. Khi bố mẹ hỏi. Hằng Nga trả lời: – Ngày xưa con là nàng tiên trên trời, có bổn phận trông coi mặt trăng, vì một lỗi lầm, con bị đày xuống trần gian, nhờ bố mẹ nuôi con khôn lớn, ơn chưa kịp trả thì ngày rằm tháng Tám này một đội lính đến rước con trở lại mặt trăng, nghĩ đến bố mẹ ở lại, con không cầm được nước mắt. Ông bà nhà quê loan tin ra cho dân làng, người ta tìm cách chống lại lính nhà trời để giữ Hằng Nga ở lại trần gian. Đúng đêm rằm, khi mọi người đang nhìn lên mặt trăng thì một đám mây kéo đến bao phủ nhà Hằng Nga. Đám lính nhà trời chính là những cô tiên nữ uyển chuyển đi đón Hằng Nga lên kiệu về trời. Mọi người bỡ ngỡ và thương tiếc. Hằng Nga nói với bố mẹ nuôi: – Bố mẹ đừng buồn, từ nay mỗi khi vào ngày rằm tháng Tám, con sẽ trở lại thăm bố mẹ. Thế là mọi người sống trong hi vọng chờ ngày Hằng Nga trở lại thăm trần gian.

  • 15:29:00 01/10/2020
1 - 3 / 3  Trang: